Quy Trình Sản Xuất Gốm Sứ Bát Tràng Đẹp Nhất TP.HCM

Gốm sứ Bát Tràng  là một nét văn hóa dân tộc có từ xa xưa. Tuy nhiên, chúng ta đều chỉ nhìn thấy thành phẩm chứ chưa biết về quy trình sản xuất gốm sứ như thế nào.  sẽ cùng bạn đi tìm hiểu như thế nào nhé!

Tổng hợp những bộ ấm trà cao cấp Bát Tràng sang trọng, đẳng cấp
Tổng hợp những bộ ấm trà cao cấp Bát Tràng sang trọng, đẳng cấp

Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng đẹp

1. Chọn, xử lý và pha chế đất

Đầu tiên để làm một sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng cao. Thì cần phải đi tìm và chọn loại đất. Thông thường đất sét và đất cao lanh là được sử dụng nhiều nhất. Sau khi chọn được loại đất phù hợp, thì người thợ sẽ tiến hành xử lý đất qua nhiều công đoạn để có thể cho ra loại đất tốt nhất để sử dụng làm gốm.

Trong quá trình tinh luyện đất, thì tùy theo mục đích của người làm sẽ cho thêm khoáng chất hay cao lanh ở mức độ khác nhau.

2. Tạo hình sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Tạo hình bằng tay trên bàn xoay

Đất được tinh luyện sẽ có độ dẽo nhất định. Sau đó, người thợ sẽ nặn đất thành dây dài to bằng cổ tay. Tiếp đến sẽ ngắt thành từng đoạn bằng nhau, khoang trung ở phần giữa, chân thì đạp bàn xoay và đôi tay sẽ tập trung vuốt đất.

Bo Am Tra Nho Tu Sa Dap Sen Bat Trang.jpg

Dù sản phẩm có kích thước như thế nào thì đều do đôi bàn tay làm ra chứ không có khuôn mẫu sẵn, Điều này là dựa vào kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân sẽ tự ước định về độ rộng, dài, …. chính vì thế, có những sản phẩm cùng loại những kích thước có sự chênh lệch nhỏ nhưng không đáng kể.

Tạo hình bằng bàn xoay, thường dùng để sản xuất những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu…

Bo Am Tra Tu Sa Khac Truc To Bat Trang.jpg

– Đổ khuôn

Với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn nhằm cho ra số lượng sản phẩm lớn để có thể đáp ứng đủ cho thị trường tiêu thụ.

Với phương pháp này sẽ nhanh chóng và cho ra sản phẩm đồng đều hơn nhờ có khuôn in sẵn, người thợ chỉ cần ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn sao cho bám chắc vào chân, Tiếp đến sẽ quay bàn xoay và kéo cán tới khi hình dáng sản phẩm đã hoàn thành.

Bo Am Tra Do Tu Sa Dap Canh Truc Bat Trang.jpg

Phơi sấy

Công đoạn này sẽ giúp sản phẩm nhanh khô, hạn chế sự sứt mẻ và làm thay đổi hình dạng như bạn đầu. Ngày nay, để cải thiện năng suất thì các nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng sẽ dùng đến phương pháp sấy khô hiện vật bằng lò tăng nhiệt độ để giúp hơi nước bốc đi từ từ.

Bo Am Tra Tu Sa Khac Truc Bat Trang.jpg

3. Trang trí hoa văn

Trang trí hoa văn trên sản phẩm

Khi sản phẩm gốm đã khô, thì các nghệ nhân sẽ dùng bút lông vẽ màu để tạo các đường nét hoa văn họa tiết để tạo nét nghệ thuật đẹp mắt cho sản phẩm hơn. Người nghệ nhân lâu năm sẽ tự biết tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách đánh chỉ hoặc bôi men chảy để tạo nên các đường nét tự nhiên hài hòa.

Gần đây, gốm sứ Bát Tràng đã xuất hiện thêm kĩ thuật hấp hoa và kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã được nung sơ lần 1. Đây là một hình thức trang trí các hình ảnh in có sẵn trên giấy decl được nhập từ nước ngoài.

Bo Am Tra Tu Sa Dap Noi Hoa Phu Dung Bat Trang.jpg

Hai kiểu này tuy đẹp, rút ngắn thời gian nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng vì nó không tạo được cái hồn mộc mạc của dân tọc. Những sản phẩm ứng dụng nghệ thuật này sẽ không được coi là nghệ thuật sáng tạo, nên nó cũng không được ưa chuộng nhiều.

– Cắt gọt và khắc vạch sản phẩm gốm

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sau khi được chau truốt kỹ lưỡng sẽ đem đi phơi nắng lần nữa đến khi nào đất se cứng lại thì nghệ nhân sẽ tiến hành sửa, gọt, cạo nhẵn, … theo đúng ý muốn.

Bo Am Tam Tra Do Tu Sa Bat Trang.jpg

Các chi tiết nhỏ như quai cầm, nấp hoặc khắc họa hoa lá, động vật sẽ được làm ở công đoạn này. Khắc vạch được sử dụng để trang trí các loại hoa văn nổi. Người thợ gốm vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm sau đó đem nung.

– In hoa văn bằng khuôn

Với những sản phẩm gốm để tạo được hoa văn chìm và xương gốm thì sẽ áp dụng phương pháp in khuôn. Điển hình là các sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu.

Bo Am Tra Truc To Tu Sa Do Bat Trang.jpg

4. Tráng men

Khi sản phẩm gốm đã hoàn chỉnh, người thợ sẽ tiến hành tráng 1 lớp men đều toàn bộ chi tiết rồi mang chúng đi nung sơ ở nhiệt độ thấp. Hoặc có thể mang sản phẩm đã làm xong đi nung rồi mới tráng men đều được.  

Cách làm thông thường của người thợ gốm sứ Bát Tràng là trực tiếp tráng men trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc được làm sạch bụi bằng chổi lông trước khi đem tráng men.

Với những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men, thì sẽ được lót một lớp men trước để che bớt màu của xương gốm, đồng thời người nghệ nhân sẽ phải tính toán tính năng của mỗi loại men mà mình sử dụng lên bộ phận nào phù hợp.

Kỹ thuật tráng men cũng có nhiều hình thức thực hiện như: nhúng men đối với loại gốm nhỏ, dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, khó hơn cả là hình thức “quay men” và “đúc men”. Nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là “kìm men”.

Bo Am Tra Nho Tu Sa Dap Canh Truc Bat Trang.jpg

Tại sao quay men lại khó, vì nó sẽ tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc. Trái ngược lại thì đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men truyền thống của thợ gốm sứ Bát Tràng. Chính vì thế bạn có thể thấy được sản phẩm của làn gốm này vừa có kĩ thuật lại mang đến một vẻ đẹp thẩm mỹ độc đáo riêng. Chính vì thế, đến cả những du khách nước ngoài cũng hết lời khen ngợi.

– Sửa hàng men

Người nghệ nhân sẽ kiểm tra 1 lượt tổng quát sản phẩm xem đã hoàn hảo chưa, hay có chỗ nào cần chỉnh trước khi đưa vào lò nung. Trước hết, họ sẽ xem phần tráng men xem có bị thiếu thì sẽ quệt men vào các vị trí ấy. Với những chỗ “lỡ” tay tráng men quá nhiều, thì họ sẽ tiến hành cắt bớt đi. Công việc này gọi là “sửa hàng men”.

Bo Am Tra Tu Sa Tay Ngang Bat Trang.jpg

5. Nung đốt sản phẩm gốm

Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất để tạo ra gốm sứ Bát Tràng vang danh thành công hay thất bại. Có nhiều loại lò được sử dụng. Nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu, gần đây là lò hộp.

Nhiên liệu chín để đun là củi, than cám hoặc gas. Tuỳ vào đặc điểm của mỗi lò và dạng gốm như thế nào mà người thợ sẽ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nung phù hợp.

–         Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C.

–         Gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C.

–         Gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C.

–         Gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C.

–         Đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C.

Để mua được các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng và chất lượng nhất thì bạn hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn ngay nhé!

Bo Am Tra Luc Giac Tu Sa Bat Trang.jpg

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.