Trà trong khuôn viên nhà chùa

Chẳng những luôn có mặt trong chén nước thường nhật của chư Tăng, dấu ấn liên quan đến  xuất hiện khắp nơi trong chùa, cho thấy hoạt động uống trà có một vị trí khá đặc biệt. Thông thường, các tự viện đều có xây dựng “trà đường”, là nơi chuyên biệt dành để thưởng thức trà, nơi đây các nhà sư vừa thưởng thức trà vừa luận bàn triết lý, thức trà, tiếp khách,… Trong khuôn viên nhà chùa còn có sự hiện diện của “trà cổ” (chuông trà), thường đặt góc Tây Bắc của pháp đường, để vọng chuông triệu tập chúng tăng uống trà.

Sách sắc tu bách trượng thanh quy chương chín quy định về pháp khí trong chùa cũng có đề cập đến “trà cổ”: trống này do thị giả đánh, và đánh một hồi dài (Đức Huy, 2008,390). Để chuyên nghiệp hoá chuyện uống trà, trong chùa đặc biệt phân công người chuyên trông coi chuyện đun nước pha trà, dâng trà tiếp khách, gọi là “trà đầu”. Mỗi sau khi toạ thiền thời gian một nén hương, chư Tăng được dâng trà uống, gọi là “đả trà”.

Những vườn trà trong khuôn viên chùa vừa là điểm cảnh thiên nhiên tôn tạo vẻ đẹp cảnh quan ngôi chùa, vừa nổi tiếng bởi chất lượng đậm đà thơm ngon bởi bàn tay vun trồng của đệ tử nhà chùa. Việc trồng trà và chế tạo trà ở chùa từ lâu đã trở thành chuyên nghiệp, công việc trồng cây, hái lá, chế biến, uống trà trở thành hoạt động trong chùa. Quả thật, có một điều kiện khách quan là đa số các ngôi chùa toạ lạc ở vùng núi cao rừng rậm, thổ nhưỡng thích hợp cho cây trà phát triển.

Có câu “tự cổ danh tự xuất danh trà”, truy nguồn gốc, hầu như các loại trà nổi tiếng ngày nay đều có nguồn gốc xuất phát từ chùa, đều gắn với những vườn trà của chùa. Trà Bích La Xuân – một loại trà nổi tiếng xuất phát từ đỉnh Bách La núi Động Đình Giang Tô – vốn có tên là “trà Thuỷ Nguyệt” do đầu tiên được quý tăng chế tạo ở vườn Thuỷ Nguyệt núi Động Đình.

Trà Ô Long có lịch sử lâu đời, ai cũng biết cso nguồn gốc từ Võ Di Sơn ở Phúc Kiến, Võ Di tự chế tạo ra loại trà Võ Di Nham thượng phẩm nổi tiếng từ suốt thời Tống Nguyên về sau. Tiền thân của “Thuần Lục trà” ở An Huy chính là trà Đại Phương, cũng do quý Tăng đời Minh chế tạo ra. Trong ghi chép của Lục Vũ về xuất xứ của trà, có nhắc đến những loại trà thượng phẩm ở vườn trà nhà chùa như: trà Hồ Châu mọc ở hai chùa Sơn Tang, Nho Sư trên núi Ô Chiêm, Thiên Mục và mọc ở hai chùa Thiên Trúc, Linh Ẩn, trà mọc ở huyện Cửu Lũng, ở chùa Chí Đức núi Mã Yên (Lục Vũ Đường). Vườn trà chùa Vạn Niên núi Nga Mi đem đến loại trà mang tên Trúc Diệp Thanh. Có loại trà nghe tên gọi đã cho thấy xuất phát từ Phật môn, như Phật trà. Cây trà được trồng ở chùa gọi chung là “tự viện trà”

Cây trà đã theo chân những du tăng Nhật từ Trung Hoa trở về. Có giả thuyết cho rằng, cây trà có mặt tại Nhật Bản vào năm 1191 do sư Eisai mang từ Trung Hoa về. Sau đó, vị sư này đã trồng tại vườn chùa, rồi khuyến khích mọi người cùng trồng theo. 

Xem bóng đá Online