Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Di tích đình làng Bát Tràng đã xuất hiện trong nhiều tư liệu. Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, có được sự phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay đó là sự hội nhập giữa 5 dòng họ gốm nổi tiếng Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Nối tiếp phần 1 Thuyết minh về di tích đình bát tràng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về di tích này nhé!

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Những bậc khoa bảng làm rạng rỡ đình bát tràng

Như đã chia sẻ ở phần 1 làng bát tràng không chỉ nổi tiếng với nghề gốm sứ truyền thống mà  tại dây còn có những tên tuổi được nhiều thế hệ ghi nhớ. Theo sổ sách ghi chép thì có tới 364 người đỗ đạt từ “tam trường” trở lên. Trong đó họ Nguyễn là nhiều nhất lên tới 77 người, tiếp đó là họ Trần 64 người, họ Lê là 60 người, họ Phạm là 49 người, họ Vương 45 người, họ Phùng 23 người, họ Vũ 21 người, họ Hà 11 người, Họ Bùi 6 người, họ Đỗ 4 người và họ Cao 2 người.

Trong đó có tới 9h đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên và nhiều võ quan. Điển hình nhất là những tên tuổi sau đây:

Trạng Nguyên Giáp Hải ( 1506 – 1586)

Giáp Hải còn có tên gọi là Giáp Trưng ông mồ côi cha từ nhỏ, sau có người ở làng Dĩnh Kế đưa ông về làm con nuôi. Ông là người rất thông minh là người mở đầu cho danh mục khoa bảng của làng bát tràng, làm rạng rỡ đình bát tràng. Ông đậu trạng nguyên khi ông mới 31 tuổi năm niên hiệu Đại Chính thời Mạc. Hầu hết các nguồn tài liệu và di sản văn hóa dân gian đều khẳng định tài năng và những cống hiến to lớn của Giáp Hải đối với triều đình nhà Mạc.

Ông là người có tài văn học lại giỏi giang,  trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, ông nhiều lần được cử đi tiếp sứ nhà Minh, giải quyết vấn đề biên giới với tài ngoại giao xuất chúng, được vua quan nhà Minh thán phục và kính nể.

Giáp Hải có tài làm thơ ứng đáp các sứ thần và chính ông đã soạn sách “Ứng đáp bang giao” gồm 10 quyển, chép các thư từ, biểu văn bang giao của các triều và bài thơ Vịnh Bèo (họa lại bài thơ của Mao Bá Ôn) của Giáp Hải, theo giáo sư Trần Quốc Vượng là một trong những bài thơ “ngoại giao” hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Bài thơ họa lại của Giáp Hải làm Mao Bá Ôn phải giật mình thức tỉnh và kéo quân về. Từ đó người Minh càng phục tài của ông và thường gọi ổng là Giáp Tuyên Phủ. Giáp Hải là người chăm lo việc nước giàu lòng nhân ái. Quan hệ của Giáp Hải với quê hương và tình cảm của nhân dân quê hương đối với ông rất sâu nặng.

Khi tuổi đã cao, ông nhiều lần xin về hưu những Mạc Mậu Hợp rất quyến luyến. Tháng 10 năm thứ 8 niên hiệu Diên Thành 1858 ông được nghỉ hưu và sau đó 12 năm thì ông mất. Sau khi ông qua đời có 3 nơi thờ ông đó là Dĩnh Kế, đất Phượng Coong và đất Bát Tràng.

Một số tác phẩm của ông để lại và được trân trọng gìn giữ tới bây giờ : Vịnh cây bèo, Cựu Hàn Lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập, …

Tiến sỹ Vương Thời Trung

Tìm hiểu về di tích đình Bát Tràng thì không thể nào không nhắc đến cái tên Vương Thời Trung đúng không nào.  Ông có hiệu là Chất Trai, đỗ tiến sỹ khoa Kỷ sửu năm thứ hai niên hiệu Hưng Trị (1589) đợi Mạc Mậu Hợp. Lúc đó, ông đã 52 tuổi. Ông làm tới chức Trung Trinh Đại phu, Đô cáo sự trung, Thượng chế Bộ hình, tước Thuyên Lâm Hầu.

Tiến sỹ Vương Thời Trung làm quan thời Mạc đến chức Trung trinh đại phu, đô cấp sự trung, thượng chế bộ hình, tươc thuyên lâm hầu. Là người có công với đất nước và được nhiều thế hệ ghi nhận.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Tiến Sỹ Trần Thiện Thuật

Tiến sỹ Vương Thời Trung tự là Trung Mẫn, đỗ khoa thi Hội tổ chức vào tháng 10 năm Quý Hợi(năm 1683) niên hiệu Chính Hoà đời vua Lê Hy Tông. Ông đỗ Tiến sỹ năm ông 25 tuổi trong kỳ thi đình tổ chức vào tháng giêng năm 1684.  Ông làm quan đến chức Mậu Lâm Long xứ Sơn Nam rồi thăng Hiến sát sứ.

Tên của ông được lưu danh trên tấm bia đá lập ngày 2/3 năm thứ 13 niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (1717)  tại Văn Miếu Hà Nội.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Liên

Ông đỗ tiến sỹ khoa Bính Tuất năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (năm 1706). Ông làm quan tới chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu Thượng Bảo Tự  Khanh. Khi mất ông được phong tặng Hàn Lâm viện Thị Độc lại được ban tên Hoà Hậu Tiên sinh. Nguyễn Đăng Liên đỗ tiến sỹ năm ông vừa tròn 31 tuổi.

Tiến sỹ Lê Hoàn Viện

Ông đỗ tiến sỹ khoa đình ngày 11/6  thi năm Ất Mùi, năm thứ 11 niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1715) đời vua Lê Dụ Tông. Năm ấy ông 27 tuổi. Tiến sỹ Lê Hoàn Viện là người xã bát tràng về sau dược xếp vào hàng đại ơhu làm tán tự thừa chính xứ Sơn Tây.

Ông làm quan đến chức Thừa Chính Sứ Sơn Tây. Năm Canh Ngọ (năm 1750) làm Đề Điện trường thi Hương ở Hải Dương .

Tiến sỹ Lê Hoàn Hạo

Lê Hoàn Hạo (em của Lê Hoàn Viện), đỗ tiến sĩ ngày 16 – 5 khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái đời Lê Dụ Tôn, 1727. Ông làm quan đến đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Đông chức Học sĩ, tước Gia Trạch bá. Khi về trí sỹ được phong tặng Ngự Sử đài Thiêm đô ngự sử.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Cẩm (1677 – 1736)

Ông đỗ tiến sỹ khoa thi Đình tháng 6 năm Mậu Tuất năm thứ 14 niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1718) khi đó ông đang làm chức Tri Huyện và đỗ ở tuổi 41.

Ông là một trong những tấm gương về sự kiên trì học tập mà được nhiều thế hệ nhắc tới. Sau ông được thăng đến chức Triều Liệt đại phu Tế tửu Quốc Tử Giám rồi được phong tặng Ngự sử Đài Thiên Đô Ngự Sử.  Những tác phẩm văn học của ông còn để lại đến ngày nay là : Bát Tràng xã Nguyễn tộc gia phả thực lục, Thiên Nam quốc ngữ lục kỳ, Nam thiên quốc ngữ thực lục….

Cùng với anh em tiến sỹ Lê Hoàn Hạo, Lê Hoàn Viện, đương thời ông được người đời gọi là “Huyện đệ đồng triều”.

Tiến sỹ Lê Danh Hiển (1756 – ?)

Ông còn có tên là Lê Hoàn Hiển ông vốn quê ở Bồ Bát  nhưng con cháu ông di cư ra Bát Tràng vào thế kỷ 16 mang theo nhà thờ ông. Ông thi đỗ tiến sỹ khoa thi Đình năm Ất Tỵ năm thứ 46 niên hiệu Cảnh Hưng (năm 1785) đời vua Lê Hiển Tông.

Năm đỗ tiến sĩ ông 29 tuổi. Ông làm quan đến chức Kim Tử Vinh Lộc đại phu, Hữu Tị Long bộ Lễ tước Gia Phái hầu. Đạo sắc phong cho ông vào ngày 18/5 năm thứ 23 niên  hiệu Cảnh Hưng (1762).

Ông đã một dạ kiên trung, hết lòng vì nghĩa, lặn lội gian nan, xây dựng quân tứ, dẹp giặc dựng nước, giành lại giang sơn.

Đạo sắc phong cho Lê Ngang vào 26/7 năm thứ 44 niên hiệu Cảnh Hưng (1783). Lại phong thêm cho là: khai quốc công thần, tháu phó, tước Đôn, quận công Lê Ngang được ban tên thụy là Huy Dũng.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Cơ quận công Nguyễn Thành Trân (1641 – 1693)

12 tuổi ông đã vào trong cung hầu Trịnh Tạc, giữ chức Hữu Đề điểm. Là người được đánh giá là cẩn thận và chu đáo. Năm 1667 ông tham gia đoàn sứ bộ đi sứ nhà Thanh. Khi Trịnh Tạc qua đời, chúa Trịnh Căn tin cậy ông cho ông làm tổng thái giám.

Tuy nhiên thì vào cuối mùa đông năm Quý Dậu  (1693) ông lâm bệnh, mặc dù được các thái y hết lòng cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi.

Quận Công Nguyễn Tuấn

Quận Công Nguyễn Tuấn làm quan đại phu thời Lê Hoằng Định (1600 – 1619) chức Phụng sai lưu thủ Tuyên Quang, thủ hiệu Tả Trần cai cơ sau được vua gia ân tặng cho đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân đô chỉ huy sứ ty.       

Bùi Hối Trai

Ông làm chức Thiên sai Thị Nội Thư Tả Công Phiên Hoàng Tín đại phu, Thị Độc Viện Hàn Lâm – ông còn được vua ban Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu Đông Các Đại học sỹ tước Xuyên Bá

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Bài ký xây dựng đình làng

Năm 1956 dân làng đình bát tràng đã sợn bài ký vè việc xây dựng đình. Bài kí có nội dung cơ bản như sau:

Bài ký xây dựng đình Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh:

Đình mới của ta mới được xây dựng là nhờ vào sự ngâm giúp đỡ của thân nhiều lắm vây, Năm Mậu Tuất, tôi làm Thái thủ Bắc Hà, nhân công vụ đi qua miền Yên Viêt, Yên Viên, trong lúc nhàn du thấy làng này có cổ ca đình, gỗ lim ngọí vẩy , quy mô tuyệt vời nên đã ngắm nhìn thưởng thức hoài. Đêm hộm đó nghỉ lại trong làng thì thấy một dị nhân nói: “Bát Tràng là đất nhân khang vật thịnh văn võ nổi tiếng so với Yên Viên thì hơn rất nhiều. Việc làm đình không phải khó sao lại không ban thưởng động viên thêm vào ?”, câu này được nói đi nói lại đến bốn lần. Khi tỉnh dậy mới biết là thần báo mộng. Ngày hôm sau lên đường đã thông qua người họ Phùng, người bản ấp làm thừ ty bản xứ truyền đạt lời ấy cho dân tộc. Thần mộng đêm qua chính là triệu chứng tốt để xây lại đình, cứu công xây dựng vào lúc này là hợp vậy.

Bấy giờ quan trong làng có ba vị quan văn, hai vị quan võ, hai vị nội thị. Ngoài ra có 80 vị thi đỗ làm quan các châu, phủ , huyện thừa phó sở tri sự nho sinh sinh đồ, các hương lão trùm trưởng, các vị già làng, các vị nhiều ấm, vào thời tiết tốt năm Kỷ Hợi cùng đến kinh sở vị quan đó. Tôn quý huynh của trưởng quan chấp hiệu nhật dũng tần đội cai đội Hiệu uý tước thọ tường hầu đã nghe bàn định chiểu theo ba loại hương đm của làng mà xuất tiền để chi dùng. Đến kỳ tu tạo thì quan viên sắc mục, kỳ lão, mọi người tư giúp của cải được một khoản khá thì thuê thợ phạt mộc, lại theo các tiền hương ẩm mà tổng số lên đến ngàn chuỗi. Khi đó vào ngày giờ tốt khởi công phạt mộc, xây dựng.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Đến năm Canh Tý, vào tiết an ninh gia đình hoàn thành. Một toà đình 5 gian hai dĩ, mở rộng gây dựng của người xưa, hoành tráng cảm quan thời đại. Quy mô to lớn để lại cho muôn đời. Năm nay di tích được xây, được dựng, được hoàn thành chính là nhờ làng ta trên dưới thuận hoà, trên nói dưới nghe, cùng làng bàn luận, của cải có thừa. Tuy nhiên cũng là nhờ vào đức bảo hộ của thần ngấm ngầm phù giúp hiển hiện ra ở sự việc chứ đâu chỉ dựa vào sức người mà được như thế.

Bởi vậy, xưa chỉ là nhà tranh mái lá này thì nhà cửa nguy nga đình vũ oai nghiêm, xưa chỉ là tre trúc đơn sơ nay thì trường Cột cũng vàng rui mè chắc chắn uy nghi. Nơi chúc thành sự thần thoáng đãng, ca hát cầu Phúc có nơi. Lễ nhạc có chốn tấu bày, y quan tại nơi thịnh hội. So với Yên Viên phong thái gấp bội. Đối chiếu với thân mộng hiển báo rõ ràng phù hợp. Vậy nên cái gọi là âm phù dương trợ đâu phải hư vô, quả thực bảo hựu rõ ràng to lớn, già rẻ được phúc. Văn thì đạt thai đầu con cháu chiếm khôi khoa. Võ thì quyền  trọng tiết mao, hậu bối đãng cao ước vị. Nhà nhà đinh tài thịnh vượng người hưởng thọ dài lâu, quả thật tôn thân đã ra ân huệ vậy. Tôi được tiếp quý chức trong ấp, nhìn quy mô của đình đổi mới bèn đem những lời thành thật những ý hô lậu để làm bài ký đồng thời tiền bút viết lên mạch 9 chữ triện và 6 câu đối trước các cột trụ để tán vịnh điều tốt đẹp đó, để biểu dương sự việc to lớn đó.Truyền mãi vô cùng vậy.

Thuyết minh về di tích đình bát tràng - Phần 2
Thuyết minh về di tích đình bát tràng – Phần 2

Câu đối – Di vật lịch sự của đình làng bát tràng

8 đôi câu đối trong đó có những câu do tiến sỹ Lê Danh Hiển và tiến sỹ Trần Thiện Thuật đều là người đình bát tràng bái tiến:

Câu đối:

+ Hách hách uy linh, phù toàn hương, vật phu nhân khang niên niên niên niên phú quý

Dương dương đức trạch, hữu bản ấp vẫn dương cũ hiển thị thế vinh hoa: Nghĩa:

Hiển hách linh thiêng, trợ giúp cả làng, người khoẻ, của nhiều năm thánh phú quý

Mênh mông đức trạch, phù trì toàn ấp, văn dương, võ hiển , mãi mãi vin hoa.

+ Tục mỹ phong thuần thù tạc sâm thượng hoà hạ mục

Địa linh nhân kiệt hiển dương đa thiếu quý lão toàn.

Nghĩa:

Thuần phong mỹ tục thù tạc mãi trên hòa dưới thuận

Nhân liệt địa linh hiển dương hoài trẻ giỏi già an.

+ Đống vũ nguy nga tung tiền nhân chi chế độ

Cung đình hiện khoát thuỳ hậu đại chi quy mô.

Nghĩa:

Nhà cửa nguy nga sáng tỏ mãi quy mô người trước

Cung đình rộng rãi lưu muôn đời thiết kế người sau.

+ Sâm tập quan nghiêm trường trung chi lễ pháp

Kiên ttương chung cổ tấu đường thương chi nhạc  m.

Nghĩa:

Áo mũ rõ ràng lễ phép sân đình nghiêm túc

Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về đình bát tràng sẽ giúp cho độc giả có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem bóng đá Online