NGUỒN GỐC CỦA TRÀ (CHÈ)

Trà là thức uống phổ biến, nhưng việc truy nguyên về  nguồn gốc cây  trà đầu tiên của nhân loại vẫn còn là một vấn đề lịch sử bỏ ngỏ, hấp dẫn bởi tính giá trị khoa học lịch sử, văn hóa- xã hội. Sự tranh cãi từ giới hàn lâm đến các chuyên gia về trà trong suốt nhiều thế kỷ vẫn  kết thúc.Tuy nhiên, việc lần theo nhiều tài liệu, tư liệu về nguồn gốc cây trà, có nhiều giả thuyết được đưa ra với minh chứng thuyết phục. Theo Đỗ Ngọc Quý, có thể phân loại  những công trình nghiên cứu về trà đã công bố của các học giải thành 3 loại: truyền thuyết, thư tịch cổ và tư liệu khoa học hiện đại. Theo đó, tựu trung lại có 3 giả thuyết sau:

Thứ nhất, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng trà có nguồn gốc từ Trung Quốc.  Bắt nguồn từ truyền thuyết kể rằng Thần Nông (3320 -3080 trước Tây Lịch), vị thủy tổ của người Á Đông thời xưa, trong lúc tìm kiếm thử nghiệm các loại rau quả hoang dại, chẳng may bị trúng độc sốt nóng ngất xỉu nằm ngay dưới gốc cây trà, do sốt và khát,người đã quơ tay bứt một nắm lá trà nhai nuốt, nhờ đó mà bình phục trở lại.  Từ đó, người truyền dạy mọi nhà trồng trà để uống chống khát và giải nhiệt. (Vũ Thế Ngọc, 2006, tr.17).

Cùng quan điểm với giả thuyết này, các nhà nghiên cứu dựa vào tác phẩm Trà Kinh của Lục Vũ viết năm 780, ông đã xác nhận điều đó: “trà chi vi ẩm, phát hồ Thần Nông thị” (uống trà có từ thời Thần Nông) (Thượng Hồng, 1999). Theo tài liệu này,thời Thần Nông, người ta biết đến trà như là dược thảo trị bệnh “khổ trà cứu,linh nhàn bửu lực duyệt chế”, trà đắng uống lâu khiến người có sức khỏe và long được vui. Như vậy, khởi thủy của trà là khô thảo (cỏ đắng), một loại lá thuốc dùng để chữa bệnh.

Thứ hai, bằng các cứ liệu khoa học, các nhà thực vật học châu Âu, qua khảo sát và phát hiện nhiều cây trà hoang dã mọc trong dãy  núi  Assam (Ấn Độ) có những cây trà cao tới 17 -20 m, thuộc loại thân gỗ lớn, khác hẳn cây chè thân bụi thu thập ở Trung Quốc. Và họ đi đến kết luận chè có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Tuy nhiên, đến năm 1918, một nhà phân loại thực  vật học Hà Lan lại phát hiện thêm một tiêu bản khác về chè ở khu vực Vân Nam, Bắc Việt Nam, Bắc Myanmar. Từ đây, họ đưa ra thuyết hai nguồn gốc của cây chè ( nhị nguyên thuyết): cây chè lá to có nguồn gốc ở phía đông cao nguyên  Tây Tạng và cây chè lá nhỏ ở phía  Đông và Đông Nam Trung Quốc. Hai loại chè này thuộc hai loại hình khác nhau. Từ các giả thuyết và nguồn tư liệu trên, nhiều nhà khoa học đều xác nhận Việt Nam nằm trong vùng nguyên sản cây chè thế giới. Và từ đó, đưa ra một giả thuyết thứ ba rằng:

Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu gió mùa Đông Nam Á,bao gồm vùng Tây Nam Trung Quốc, Bắc Myanmar, Bắc Lào và Bắc Việt Nam hiện nay. Cây chè được cư dân Bách Việt phương nam thuộc nền văn hóa lúa nước phát hiện đầu tiên  trên thế giới  làm thảo dược, rồi lan truyền lên phương bắc của dân tộc Hán có nền nông nghiệp cạn và du mục Hoàng Hà.Từ đó, phát triển mạnh mẽ về công nghệ chế biến thành nước trà, một thứ nước uống giải khát phổ cập ở Trung Hoa, rồi truyền bá khắp năm châu trên thế giới ngày nay đã có trên 4000 năm lịch sử.

Xem bóng đá Online